Tác giả: Trần Bá Tuấn

1. Hàm (function)

1.1. Hàm

  • Ví dụ đơn giản về một hàm
    def greetUser():
      print("Hello!")
    greetUser()
    
  • Mỗi hàm trong Python có hai khía cạnh
    • Định nghĩa hàm (function definition): chứa các dòng lệnh xác định hành động của hàm đó.
    • Lời gọi hàm (function invocation): một hàm được dùng trong chương trình thông qua lời gọi hàm đó.
  • Mỗi hàm được định nghĩa 1 lần nhưng có thể gọi nhiều lần.

1.2. Các thành phần trong hàm

def total(a, b):
    result = a + b
    return result

print(total(2, 4))
  • Ở ví dụ trên, từ khóa def đánh dấu bắt đầu định nghĩa hàm, tên hàm total, đối số a, b. Hàm total trả về tổng của hai đối số nhập vào bằng phép gán result = a + b.
  • Từ khóa return được dùng để trả giá trị của hàm.
  • Một hàm có thể không có đối số và không cần trả về giá trị gì.

1.3. Tham số mặc định

  • Tham số của hàm có thể có giá trị mặc định, giá trị này có thể bỏ qua trong lời gọi hàm.
  • Ví dụ
def total(y, x=5):
    return x + y

s = 12
print(total(s))   # 17
print(total(s, 24))  # 36

1.4. Tham số có tiền tố ***

  • Trong Python, sử dụng tiền tố * để đánh dấu một tham số không cố định về số lượng tham số.
  • Tiền tố ** đánh dấu tham số mà mỗi đối số là 1 cặp khóa - giá trị (key - value).

Ví dụ với tiền tố *

def total(*numbers):
    result = 0
    for i in numbers:
        result += i
    return result

print(total(17, 7, 5, 22, 20))  # 71
print(total(1, 7))  # 8
print(total(1, 2.4, 12, 20))  # 35.4

Ví dụ với tiền tố **

def greetUser(**data):
    for name, age in data.items():
        print(f'Chào {name}! Bạn {age} tuổi, phải không?')

greetUser(**{"Peter": 5, "John": 3, "Emma": 4})

2. Từ khóa pass

  • Trong mỗi vòng lặp, định nghĩa hàm (function), định nghĩa lớp (class) hoặc trong câu lệnh if, đoạn code tại đó không được phép để trống hoàn toàn.
  • Câu lệnh pass được sử dụng có thể nói là “giữ chỗ cho code trong tương lai”. Khi câu lệnh pass được thực thi thì không có điều gì xảy ra, đồng thời bạn tránh gặp lỗi khi code trống không được phép.

Ví dụ trong vòng lặp

for i in [0, 1, 2, 3, 4]:
    pass

Ví dụ khi định nghĩa hàm

def total():
    pass

Ví dụ khi định nghĩa lớp

class Person:
    pass

Ví dụ trong câu lệnh if

a = 100
b = 20
if a > b:
    pass

3. Booleans and conditionals

3.1. Booleans

  • Booleans thể hiện cho một trong hai giá trị đúng hoặc sai (True hoặc False).
    print(6 > 5)  # True
    print(6 == 5)  # False
    print(6 < 5)  # False
    
  • TrueFalse là các giá trị đặc biệt kiểu bool, chúng không phải string.
    print(type(True))  # <class 'bool'>
    print(type(False))  # <class 'bool'>
    

    3.2. Conditionals

  • Python hỗ trợ các điều kiện logic thông thường như: ==, !=, <, <=, >, >=.
    >>> age = 22
    >>> age < 25
    True
    >>> age <= 25
    True
    >>> age > 25
    False
    >>> age >= 25
    False
    

    Từ khóa andor

    >>> ageOfA = 22
    >>> ageOfB = 20
    >>> ageOfA <= 21 and ageOfB <= 21
    False
    >>> ageOfA <= 21 or ageOfB <= 21
    True
    
  • Các điều kiện này có thể được sử dụng theo một số cách, phổ biến là trong câu lệnh if và vòng lặp.
    if x > 0:
      print('x là số dương')
    
    i = 1
    while i < 4:
      print(i)
      i += 1
    

    Nội dung trên chỉ là tóm tắt, học viên cần đọc các tài liệu liệt kê trong phần tài liệu tham khảo dưới đây.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu chính

Tài liệu bổ sung

Updated: